Lịch sử vấn nạn Nạn buôn bán tê tê

Các loài tê tê ở cả châu Phi lẫn châu Á đều bị con người săn bắn lấy thịt. Tại Trung Quốc thịt tê tê được coi là cao lương bổ ích trong Đông y, giúp điều hòa lưu huyết và tăng lượng sữa cho sản phụ nên bán rất được giá. Chúng cũng được dùng như một chất khử trùng và có thể được sử dụng cho bệnh sốt và bệnh ngoài da, hoặc dùng bên ngoài chà lên da bị trầy xước của bệnh nhân, hoặc nghiền nát và tiêu hóa. Các phần của cơ thể chúng, đặc biệt là các loài Đông Nam Á bị nhập khẩu một mức độ lớn trong thị trường ngầm đến Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Mối đe dọa này cùng với nạn phá rừng, phá hoại môi trường sống của chúng, đã làm giảm số tê tê, nhất là loài Manis gigantea. Hiện nay, tất cả các loài tê tê đều được liệt kê trong danh sách cấm theo Công ước CITES. Từ năm 2000 là "không hạn định số lượng" (cấm tuyệt đối), có nghĩa là cấm bất kỳ thương mại quốc tế về tê tê hoặc các bộ phận cơ thể của chúng.[8] Tháng 11 năm 2010, tê tê đã được thêm vào danh sách các động vật có vú khác biệt về mặt di truyền và có nguy cơ tuyệt chủng của Hiệp hội Động vật học London (Zoological Society of London's).[9] IUCN cũng đã liệt kê một số loài tê tê, như tê tê Java (Manis javanica), tê tê vàng (Manis pentadactyla) vào danh sách nguy cấp.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nạn buôn bán tê tê http://www.bvet.admin.ch/themen/handel_wild/00946/... http://www.cnn.com/interactive/2014/04/opinion/sut... http://www.ethnobioconservation.com/index.php/ebc/... http://www.nytimes.com/2013/03/12/world/asia/no-sp... http://online.wsj.com/article/SB100014240527023036... http://adsabs.harvard.edu/abs/2015PLoSO..1017199B http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130501-hai-quan-... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2797502 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3179697 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4247607